...Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
Mùng 10 tháng 3 đã qua từ lâu, có lẽ vì vậy mà đền Hùng hiu hắt quá trong chuyến đi về đất Tổ đầu tiên của Má CH và bạn bè. Đền Hùng - nơi thờ cúng 18 vua Hùng, những người đầu tiên dựng nước Việt, không như trong sự hình dung của cả đám- một hình dung được nuôi dưỡng từ thời còn nhỏ xíu. Không biết 4 bạn còn lại như thế nào, riêng Má CH từ nhỏ đã mong có một lần đến đền Hùng, mong được leo những bậc thang lịch sử đến thăm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng. Má CH nghĩ nơi đó chắc là thâm u, hùng vĩ và uy nghiêm lắm. Thực tế bao giờ cũng khác với 'hình dung', chuyến đi này không ngoại lệ.
Phong cảnh thật ra rất đẹp. Lên một đường, xuống 1 đường nhưng đường nào cũng xanh cây rừng, nhìn xa xa có hồ rất nên thơ (hình như tên là hồ Cong). Thủy mạc!
Nhưng cách quản lý, tổ chức và duy tôn di tích đã kéo một nơi lẽ ra phải rất vĩ đại (có từ nào hay hơn từ này không bà H và Cá, mà đừng dùng từ hoành tráng nghe hời hợt quá) xuống tới mức nhỏ bé, tầm thường.
Má CH từng đi tham quan khá nhiều khu di tích ở nước ngoài. Vào đến cổng là bản đồ tham quan được phát ngay miễn phí. Ở quầy vé của đền Hùng cũng có để sẵn bản đồ, ai cũng cầm vì nghĩ là miễn phí (hay chí ít cũng đã tính trong vé). Các anh chị bán vé chẳng nói gì, cứ để mọi người thoải mái lấy. Đến khi xe điện chuẩn bị lăn bánh đưa khách tới chân núi, lúc đó mấy anh chị mới 'thông báo': anh chị chưa trả tiền bản đồ. Cảm giác khách hơi bẽ bàng, bẽn lẽn cứ như mình vừa lấy cắp cái gì vậy đó.
Mấy anh chị bán vé nhiệt tình chào mời dịch vụ HDV với giá 100,000VND. Cả đám hồ hởi đồng ý. Nghĩ mình có mấy khi có dịp tới đây, đã đi thì cũng nên biết tường tận những thông tin về nơi chốn thiêng liêng của cả dân tộc này. Chí ít thì cũng có người dẫn đường (mà thật vậy, lên một đường xuống có 1-2 đường đi khác nhau, không có bản chỉ dẫn gì hết). Nhưng anh HDV chắc nghĩ rằng những gì ảnh biết thì người khác cũng phải biết. Ảnh im thin thít, hổng giảng giải gì hết. Ảnh lầm lũi leo núi cùng đoàn, đến bất kỳ đền hay chùa nào, ảnh kiếm ghế đá ngồi...nhìn đoàn lủi thủi từ vào khấn vái, tự đọc văn bia... Lên tới đền Trung, má CH cáu quá rồi, kháy cho ảnh một câu: em ơi, chắc em thuyết minh dùm chị chút gì đi. Em Cá thì 'đanh đá' hơn, giọng ngúng nguẩy: nãy giờ chị tự đoán không đó. Thế là em miễn cưỡng ngồi xuống, giải thích một vài thông tin cơ bản (cái gì liên quan tới lịch sử thì đoàn biết hết rồi, cái gì liên quan đến khu di tích thì hoàn toàn giống như những lời ghi trên văn bia). Cái gì ẻm cũng 'tương truyền', nghe bực hết sức, vậy cái gì thật sự là của lịch sử đây? Mà em cũng chỉ 'thuyết minh' ở đền Trung thôi. Lên đền Thượng, em lại 'quên' không nói, mọi người cũng ngán ngẩm, chả buồn nhắc nữa. Chính vì vậy nên khi về nhà, ngồi vào wikipedia má CH mới phát hiện là tụi mình đã bị bỏ qua lăng của vua Hùng ngay sau đền Thượng đó Cá, H, N và V ơi.
Ngay ở đền Hạ, sự hăm hở ban đầu của cả đám bị một bác có vẻ như là ông Từ giữ đền dội một gáo nước lạnh. Cả đám đang lúi húi chắp tay khấn vái, bác đứng sau lưng nhắc nhở: tiền công đức thì bỏ vào hòm này còn tiền cầu tài cầu lộc thì để ở mâm hoa quả nhé. Thật ra Má CH có định bỏ thùng công đức góp chút phần vào việc trùng tu đền, nhưng nghe bác nói xong, Má CH không thèm làm nữa. Vậy đó, cái gì ép là tui hổng làm. Mà hay lắm nha, 5 đứa có cùng một nhận xét. Tiền trong hòm công đức ở cả 3 đền đều là tiền nhỏ (cao nhất là 2,000-5,000VND), nhưng tiền cúng tài/ lộc thì được 'mồi chài' bằng giấy 20,000 hay 50,000VND, dán phẳng phiu trên mâm hoa quả. Theo cái sự đoán mò của má CH thì tiền công đức do nhà nước thu và quản lý, còn tiền 'tài/ lộc' chắc là vào túi ban quản lý đền.
Cái vụ tôn tạo lởm chởm theo kiểu râu ông nọ cắm cằm bà kia thì chẳng gì lạ với các khu di tích lịch sử ở VN. Má CH buồn buồn nhìn đền vua Hùng tường trát xi măng xám xịt, cột đá thề của Thục Phán được đặt trên một bệ đá hoa cương đỏ sẫm rất tân thời. Cụt hứng.
Hành hương ở một khu di tích lịch sử mà lắm lúc giật mình không biết có phải mình đang đi Suối Tiên, Đầm Sen gì không. Các hồ tự nhiên trên núi được 'gọt tỉa' lại, làm khéo tới mức nhìn tưởng hồ nhân tạo. Tượng điêu khắc rải rác khắp nơi mà hổng hiểu ý nghĩa là cái gì. Như cái này nè, đoán thí mồ luôn hổng hiểu (mà đặt trơ trọi một mình cạnh một cái nhà mát):
Cách cái tượng này chừng 50 mét có 1 cụm tượng đủ loại thú. Bà H hí hửng: gà 9 cựa kìa, bả phóng xuống chụp hình, Má CH hí hửng đu theo (tưởng đâu là họ đang tái hiện vụ Sơn Tinh Thủy Tinh). Ai dè em Cá phát hiện la lên: đâu phải gà mẹ và gà con mà. Trời. Để gà mẹ và gà con ở đây chi vậy ta? Ý nghĩa gì vậy?
Hồ nước nơi Tiên Dungsoi bóng (có cái tên mỹ miều là suối Giao Duyên) thì rải rác tượng cóc, ếch và 'con nai vàng ngơ ngác, đạp chết bác thợ săn'. Túm lại là xôi vò cả chỏ (xin lỗi khán giả, đây là thuật ngữ của nhóm, ý là hổng cái gì ăn nhập với cái gì hết).
Hết hứng viết rồi, viết nữa than phiền hoài thấy mình quay lưng với đất Tổ quá. Thì thôi, đi một lần để tỏ lòng con cháu có nghĩ tới tổ tiên. Vẫn yêu những truyền thuyết về vua Hùng. Còn cái gì liên quan đến tổ chức thì... để tổ chức lo. Vậy đi hén.
sang hom qua la da nghe cai vu den Hung nay tung bung roi, jo vo blog chi doc luon cho du bo, hehehe, con cai vu tien bac j do thi em hok biet nhieu nhung ma e ung ho da so ah, hehehe.
ReplyDeleteVương ơi, cho dù em phải probe gì đi nữa thì em cũng là người dùng anh HDV nhiều nhất nên chị thấy chị Cá nói đúng đó, đề nghị em cover 80%tiền HDV deeeee.....
ReplyDeleteHạnh ơi, bài chi tiết đâu?
em phai hoi roi probe nhieu lan thi moi biet dc mot so thu o tren duong di. Tuy nhien, luc di xuong, duong doc va xa, mo hoi ra nhung tam, het hoi nen chang hoi dc gi ca.
ReplyDelete